Tình trạng “HỌC TRƯỚC QUÊN SAU” khi học tiếng Anh của người đi làm (P1)

monamedia
Axcela Việt Nam 29/02/2024

Cuối thế kỷ 19, nhà tâm lý học của Đức, Hermann Ebbinghaus, tiến hành thực nghiệm các bài test đánh giá về trí nhớ của ông. Từ đó, ông tìm thấy một phát hiện thú vị về khả năng lưu giữ thông tin của bộ não con người, lý giải vì sao chúng ta gặp phải tình trạng “học trước quên sau”, cụ thể là không thể nhớ hết những gì đã được nghe, được học trước đó dù chỉ trong 1 thời gian ngắn. Phát hiện đó là gì? Có ảnh hưởng đến khả năng học anh văn giao tiếp online của bạn không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

tinh-trang-hoc-truoc-quen-sau-khi-hoc-tieng-anh

Tình trạng học trước quên sau khi học tiếng Anh

Học thuyết của Hermann chỉ ra rằng trí nhớ của chúng ta sẽ mất dần theo thời gian, và rất nhanh.

Biểu đồ THE FORGETTING CURVE của Hermann như sau:

                                            bieu-do-the-forgetting-curve-the-hien-kha-nang-ghi-nho-thong-tin-cua-nao-bo

Biểu đồ “The Forgetting Curve” thể hiện khả năng ghi nhớ thông tin của não bộ

 

THE FORGETTING CURVE lý giải về việc chúng ta học trước quên sau thế nào?

Não bộ chúng ta thông qua quá trình tiếp nhận thông tin sẽ phân loại và chuyển chúng đến TRÍ NHỚ NGẮN HẠN (SHORT-TERM MEMORY) và TRÍ NHỚ DÀI HẠN (LONG-TERM MEMORY).

1. SHORT-TERM MEMORY 

SHORT-TERM MEMORY: (thể hiện rõ trên biểu đồ FORGETTING CURVE) 

Là nơi đầu tiên lưu trữ thông tin bạn tiếp nhận, vốn có khả năng lưu trữ thông tin rất giới hạn. Theo trang science.howstuffworks.com, trung bình SHORT-TERM MEMORY có khả năng tiếp nhận và ghi nhớ 7 thông tin khác nhau tối đa 20-30 giây. Não bộ sẽ quyết định thông tin nào sẽ bị đào thải (kém quan trọng) hoặc giữ lại (quan trọng, cần thiết). Theo nghiên cứu, Việc lưu giữ các thông tin quan trọng, ví dụ như học Anh văn giao tiếp ở đâu tốt nhất, lúc này sẽ được chuyển sang LONG-TERM MEMORY.

2. LONG-TERM MEMORY

Không như SHORT-TERM MEMORY vốn bị giới hạn thông tin lưu trữ, LONG-TERM MEMORY có khả năng gần như lưu trữ vô hạn những thông tin đưa vào nó. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, để thông tin được lưu trữ ở LONG-TERM MEMORY thì chúng phải đi qua SHORT-TERM MEMORY và trải qua quá trình chọn lọc “đào thải hay lưu giữ” ở giai đoạn này. Chính vì vậy, cách tốt nhất để lưu giữ thông tin đó là chuyển chúng từ SHORT-TERM sang LONG-TERM thông qua tiếp xúc/tương tác với thông tin đó liên tục-thường xuyên. 

short-term-memory-loai-bo-nhung-thong-tin-khong-quan-trong

SHORT-TERM MEMORY loại bỏ những thông tin không quan trọng.

3. CHÚNG TA BỊ NÃO BỘ ĐÁNH LỪA NHƯ THẾ NÀO?

Như đã nêu ở trên, dù bạn cho rằng thông tin bạn tiếp nhận là quan trọng và muốn nhớ nó mãi mãi (kiến thức, kỹ năng, thông tin ngân hàng…) thì não bộ của bạn vẫn sẽ đưa chúng vào vòng chọn lọc để thải loại. Do đó, cách duy nhất để giúp những thông tin quan trọng này vượt qua vòng thải loại là cố gắng lặp đi lặp lại chúng nhiều lần nhất có thể (thực hành). 

4. CÁCH BẠN TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN QUYẾT ĐỊNH KHẢ NĂNG GHI NHỚ CỦA BẠN KHI HỌC TIẾNG ANH

Theo Edgar Dale, phần lớn chúng ta tiếp nhận và lĩnh hội thông tin, kiến thức qua 2 hình thức PASSIVE LEARNING & ACTIVE LEARNING. Qua đó, PASSIVE LEARNING chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động (giáo viên, trainer đóng vai trò truyền đạt kiến thức). Các cách học phổ biến của PASSIVE LEARNING thông qua việc HEAR-SEE-READ khiến khả năng ghi nhớ chúng ta bị giới hạn đáng kể.  Trong khi đó, nếu thông tin được tiếp nhận và xử lý theo hướng SAY & DO (practice) thì sẽ được lưu lại lâu hơn. Đây còn được gọi là ACTIVE LEARNING.  Như vậy, nếu bạn không thể nhớ được thông tin mình vừa tiếp nhận hoặc được học thì khả năng cao, bạn chỉ tiếp nhận chúng 1 chiều và không có đủ thời gian tương tác/thực hành (thiếu SAY & DO)

bieu-do-minh-hoa-kha-nang-ghi-nho-thong-tin-qua-cac-hinh-thuc-hoc-khac-nhau-cua-edgar-dale

Biểu đồ minh họa khả năng ghi nhớ thông tin qua các hình thức học khác nhau của Edgar Dale

Như vậy, lý giải của Hermann Ebbinghaus cho thấy sự cần thiết của việc luyện tập và tiếp xúc thường xuyên với những vấn đề và thông tin cần ghi nhớ. Và việc học Anh văn giao tiếp online cũng tương tự như vậy. Để có kết quả học tập tốt và đạt được mục tiêu đề ra, bạn phải siêng năng luyện tập các bài đã học để não bộ quen dần với ngôn ngữ, từ đó ghi nhớ lâu hơn và giúp bạn sử dụng tiếng Anh trơn tru hơn.

Cách tốt nhất là có một người thầy đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tiếng Anh. Hãy tham gia khóa học tiếng Anh online 1 kèm 1 tại Axcela Vietnam để nhanh chóng sử dụng tiếng Anh thành thạo nhé!

 

Xem thêm:

  • Nên chọn trung tâm dạy tiếng Anh giao tiếp ở TPHCM nào chất lượng?
  • Top 3 trung tâm giao tiếng Anh hàng đầu tại TP.HCM

—————————————————

Axcela VietnamLựa chọn uy tín đào tạo tiếng Anh cho người đi làm và doanh nghiệp

Hơn 10 năm phát triển trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp và người đi làm. Tính đến nay, Axcela Vietnam đã có hơn 1300 học viên thành công, 215 doanh nghiệp triển khai chương trình học tiếng Anh của Axcela Vietnam và có đến 94% trên tổng số học viên hoàn thành mục tiêu khóa học đề ra.

Axcela Vietnam tự hào là lựa chọn đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp/học viên.

Thông tin liên hệ

Chia sẻ bài viết

Các bài viết liên quan

Đăng ký nhận tin

Nhận những tin tức mới nhất về cách học Tiếng Anh hiệu quả cũng như những chương trình ưu đãi hấp dẫn.

    Image form